Nghe pháp thoại: TĐ:714 – 37 phẩm trợ đạo là chung cho tất cả pháp
TĐ:714 – 37 phẩm trợ đạo là chung cho tất cả pháp
Danh sách phát:[701~900]
Danh sách phát:[501~700]
Danh sách phát:[301~500]
Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 339
Thời gian từ: 00h09:00h16 – 00h15:16:00
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Quán thứ sáu sau đây là: đạo phẩm điều thích.
“Đạo tức năng thông chi nghĩa, phẩm loại bất đồng, xưng chi vi ‘đạo phẩm’”. Thông thường chúng ta gọi là 37 phẩm trợ đạo.
Dưới đây nói: “Vị tam thập thất đạo phẩm, nhi năng thông chí niết bàn dã”. Đây cũng là giúp cho chúng ta thành tựu.
“Điều thích”, điều là sắp xếp, điều chỉnh. Thích là thích đáng, thích nghi. Cũng có nghĩa là thích hợp.
“Tùng biệt ngôn chi, cố hữu tam thập thất phẩm”. Từ mỗi cái riêng của nó mà nói, tổng cộng có 37 loại.
“Nhược tùng tổng ngôn chi, thử tam thập thất phẩm, bất xuất giới định huệ”. 37 phẩm trợ đạo từ đâu mà có? Là từ giới, định huệ nói rộng ra.
Nói cách khác, “Tức thị dĩ giới, định, huệ nhi điều thích dã”. Giới, định, huệ là cương lĩnh chung, là nguyên tắc chung. 37 phẩm trợ đạo xuyên suốt tất cả pháp. Ở trong đại thừa, tông Thiên Thai đem nó chia thành Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáp và Viên giáo. Cũng là 37 phẩm trợ đạo của Tạng giáo. Thông giáo cũng có 37 phẩm trợ đạo. Biệt giáo và Viên giáo cũng như vậy. Tên gọi giống nhau, nhưng sâu cạn rộng hẹp không đồng. Càng lên cao càng sâu càng rộng. 37 phẩm trợ đạo là chung cho tất cả pháp môn. Trong sự tu tập, bất luận tu pháp môn nào, tông phái nào, bắt buộc phải học.
Chúng ta ở trong thời đại này, cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trích dẫn ở đây, để cho chúng ta thật sự hiểu được, thiên tai ở trước mắt, thời gian quá cấp bách, không kịp nữa rồi. Bất luận tu pháp môn nào cũng không kịp nữa. Quý vị hiểu được những pháp môn này, tu hành nhất định phải buông bỏ. Không buông bỏ được, thì pháp môn này đối với quý vị không có ích lợi gì. Nó vốn là thông, quý vị tu biến thành tắc nghẽn. Nó không giúp được gì cho quý vị, là do nguyên nhân gì?
Lý Thế Dân nhập hồn nói, tâm hư rồi. Lúc này phải làm sao? Nếu ở kiếp trước quý vị tu, có tích lũy thiện căn, phước đức, nhân duyên. Tâm hư rồi, thì pháp môn nào đối với quý vị cũng không có tác dụng. Chỉ có niệm Phật, bởi niệm Phật có thể khơi dậy thiện căn của qúy vị, trong một niệm có thể vãng sanh. Nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà, là khi lâm chung, từ một niệm cho đến 10 niệm, nhất định được vãng sanh. Vì thế tôi khuyên quý vị, trước mắt chúng ta, thời đại này, chỉ có 2 con đường có thể đi, một là địa ngục A Tỳ, một là thế giới Cực Lạc. Con đường giữa đều đã không thông rồi, mắc kẹt rồi! Chân chánh trung thực niệm Phật, đem Phật A Di Đà đặt ở trong tâm. Trong tâm ngoài Phật A Di Đà ra, không có gì khác. Nhất tâm xưng niệm, nhất định vãng sanh. Quý vị biết địa ngục khổ, quý vị biết đáng sợ, quý vị biết kinh khiếp, không dám đi con đường này. Quay đầu lại, mới có thể thành tâm niệm Phật. Giáo dục
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận