Nghe pháp thoại: TĐ:495-Biết đủ thường vui , không tranh với người, không cầu nơi đời
TĐ:495-Biết đủ thường vui , không tranh với người, không cầu nơi đời
Danh sách phát
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 250
Thời gian từ: 00h37:16:27- 00h41:45:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
ChieuQuang đã đăng ký với đối tác POPS của youtube để được bảo vệ.
Đồng thời, POPS cũng sẽ chen vào một ít quảng cáo (nếu không thích,
quý đồng tu có thể bấm vào nút tắt khi quảng cáo hiện ra).
(Hay – plug-ins Adblock Plus)
Kính mong quý đồng tu hoan hỷ.
Nam Mô Tồi Tà Phụ Chánh Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát Ma-ha-tát.
Cho nên ngày nay chúng ta, thứ nhất là Phật từ bi, từ bi đến cực điểm, Ngài đều làm gương cho chúng ta thấy. Thân thể này tại thế gian thứ nó cần là gì? Ăn uống, áo quần, nơi che gió che mưa là được rồi, là đủ rồi. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện cho chúng ta, ba y một bát, ngày ăn một bữa, gốc cây ngủ một đêm. Sự thị hiện này nói với chúng ta điều gì? Thân thể ở thế gian này thứ nó cần rất có hạn, quí vị chỉ cần giữ gìn nó ở giới hạn thấp nhất này, thân thể này sẽ không hư đi. Đây gọi là gì? Cổ nhân nói là “tri túc thường lạc”. Thực sự làm được rồi, không cạnh tranh với người, không cầu gì ở đời. Người thế gian tranh qua tranh lại là gì? Vẫn chỉ là những thứ nuôi thân này. Họ còn tham lam hưởng thụ chẳng qua cũng chỉ những thứ này, giống như Phật Thích Ca Mâu Ni vậy kiểu sinh hoạt đó ai muốn? Ai cũng không muốn sống cuộc sống như vậy. Tuyệt đối không có người tranh với đức Phật Thích Ca Mâu Ni những của cải sinh hoạt đó. Không thể nào. Ngài biểu diễn những thứ này cho chúng ta xem. Chúng ta không có công phu giống như Phật Thích Ca Mâu Ni vậy. Đó gọi là thực sự công phu. Tâm địa của Ngài thực sự là thanh tịnh. Chúng ta từ nơi hành nghi một đời của Ngài để xem, thân thể của Ngài đích thực là thân kim cang bất hoại. Mỗi ngày ngủ ngoài sương đêm, Ngài tập thành thói quen rồi, đây là học tập Ấn độ cổ trong tôn giáo và triết học những đại đức khổ hạnh, đem cuộc sống vật chất hạ thấp xuống mức độ thấp nhất, nghèo nàn nhất, Ngài được tự tại, tâm Ngài vĩnh viễn là định. Ngài không tham, không sân, không si, không có ngạo mạn, không hoài nghi. Ngài không còn nữa. Đây gọi là đắc đại tự tại! Là cuộc sống đại tự tại. Chúng ta nên học tập theo Ngài. Ăn uống, ăn mặc, hoàn cảnh cư trú biết dừng đúng lúc. Không cần quan trọng sự hoa lệ, xa xỉ, đó là sai lầm, đó chính là tội lỗi, tâm chúng ta mới có thể trở về với thanh tịnh. Giáo dục Giáo dục
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận