Nghe pháp thoại: TĐ:3707- “Đạo tràng” có ý nghĩa gì ?
TĐ:3707- “Đạo tràng” có ý nghĩa gì ?
Danh sách phát:[3601~3800]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 517
*Thời gian từ: 00h51:44:16 – 00h57:32:08 ~ 01h03:49:04
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
Tịnh Danh Kinh dạy _Kinh Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”. Đạo tràng nghĩa là gì? Chư Phật Như Lai, đại đạo ở đâu thì ở đó gọi là đạo tràng, cổ thánh tiên hiền, nơi hành đạo gọi là đạo tràng. Hành đạo, sinh hoạt là hành đạo. Họ ở đâu thì nơi đó gọi là đạo tràng, không nhất định là chỉ chùa chiền am đường, không phải vậy.
Lúc Đức Phật tại thế, không có thành lập đạo tràng, vậy đạo tràng của Phật ở đâu? Ngài ở đâu, ở đó chính là đạo tràng. Ngài giáo hóa ở đâu, ngài biểu diễn ở đâu, nơi ngài dạy chính là đạo tràng. Ở đây nói quá hay, trực tâm là đạo tràng. Nếu người này trực tâm, trực tâm chính là trong ngoài nhất như, trong ngoài tương ưng, tâm và khẩu là một không phải hai, đây chính là đạo tràng. Người này ở đâu, nơi đó chính là đạo tràng. Bởi thế trực tâm là thể, thâm tâm là tự thọ dụng, tự thọ dụng gọi là pháp hỷ sung mãn, như Khổng tử nói là không có gì vui bằng_tự thọ dụng. “Học nhi thời tập chi”, họ đã học được giáo dục của thánh hiền, thời tập là gì? Thực hành toàn bộ, thực hành trong cuộc sống, thực hành trong xử sự đối nhân tiếp vật, rất an vui, không có gì vui bằng. Trong Phật pháp gọi là pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ, đối nhân tiếp vật đều hoan hỷ, tuyệt đối chân thật không chút hư vọng, thành ý chân tâm, an vui biết chừng nào! Dùng thành ý, dùng chân tâm đối đãi với mọi người mọi vật, không hề có chút hư ngụy, không hề có chút giả tạo. Quý vị xem cuộc sống của họ sung mãn biết bao, cuộc sống của họ mỹ mãn biết bao, cuộc sống của họ mới chân thật hạnh phúc. Điều này không liên quan gì đến tiền tài và địa vị. Địa vị rất cao, làm đến Đế vương, giàu có nhất nước, nhưng họ không chút an vui, vì sao vậy? Người ta giao tiếp với họ đều là hư tình giả ý, ai dùng chân tâm với họ? Chúng ta xem từ trên lịch sử, có được mấy vị đến vương là “không có gì vui bằng, pháp hỷ sung mãn”? Quý vị thử tìm xem, tìm không thấy người nào. Như vậy mới biết việc học rất đáng quý. Phu tử nói: “Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”, nên học là đáng quý nhất. Học không liên quan gì đến phú quý, điều gì đáng quý? Họ được pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ, cuộc đời họ quả thật an vui hạnh phúc. Thầy Phương Đông Mỹ nói: Hưởng thụ cao nhất của đời người, thật khiến người ta hâm mộ.
Chúng ta xem tiếp đoạn kinh văn bên dưới: “Nhân năng tự độ, chuyển tướng chửng tế, chí tâm cầu nguyện, tích lũy thiện bổn, duy nhất thế tinh tấn cần khổ, tu du gian nhĩ. Hậu sanh vô lượng thọ quốc, khoái lạc vô cực, vĩnh bạt sanh tử chi bổn, vô phục khổ não chi hoạn, thọ thiên vạn kiếp, tự tại tùy ý.
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận