Nghe pháp thoại: TĐ:3694- Tại sao Tịnh độ lại “dễ đi mà không người”?
TĐ:3694- Tại sao Tịnh độ lại “dễ đi mà không người”?
Danh sách phát:[3601~3800]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 505
*Thời gian từ: 00h15:29:14 – 00h23:00:20
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
『 dịch vãng nhi vô nhân』“Dễ đi nhưng không người”, thế giới Cực Lạc thực sự rất dễ đi, làm sao lại không người? Chúng ta xem những gì đã nói trong Hội Sớ: “Tu nhân là đi, gọi là dễ đến”, tin thật, nguyện thiết, thành tâm niệm Phật, sẽ được vãng sanh, đó là dễ đến. “Nhưng ít người tu nhân, người vãng sanh không nhiều, nên gọi không người”, người vãng sanh ít, tại sao vậy? Không người tu, khiến chúng ta nghĩ rằng pháp môn này, pháp môn Tịnh tông thực sự là pháp môn khó tin do đức Phật nói ra. Mọi người không chịu tin, thực sự khó tin! Bản thân chúng ta đã có kinh nghiệm này.
Sáu mươi năm trước, ông Phương Đông Mỹ đã giới thiệu triết học Phật giáo cho chúng ta, chúng ta hoan hỉ đón nhận, là triết học, triết học Phật giáo. Nếu nói niệm Phật vãng sanh, chúng ta không thể tiếp nhận, không những chúng ta sẽ không tiếp nhận mà tiên sinh Phương Đông Mỹ cũng không tiếp thu, rất khó tin! Rất ít người tiếp thu, người thích Lý luận kinh điển Phật học rất nhiều, đó là phần tử trí thức cao cấp, rất hoan hỉ khi được tiếp xúc. Nhưng bảo họ vãng sanh, bảo họ cố gắng niệm Phật thì họ không làm được.
Tôi học giáo lý với thầy Lý mười năm, không bài xích Tịnh độ, cũng đọc kinh luận Tịnh độ, đã xem Văn Sao của đại sư Ấn Quang, rất khâm phục, khen ngợi. Không thể giống hoàn toàn Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, khiến mọi người sinh tâm hoan hỉ. Trên thực tế, trong kinh Tịnh độ rất sâu sắc, phần mở đầu rất đơn giản, tuy mỗi chữ mỗi câu đều mang vô lượng nghĩa, nhưng không phải một người bình thường nào cũng phát hiện ra, bởi thế dễ đi nhưng không người.
Tôi đã nói rất nhiều lần với các bạn đồng tu, tôi có niềm tin với Tịnh độ là nên cảm ơn thầy Lý. Thầy Lý nhiều lần khuyên tôi, nhân này, đã trồng nhân được này. Trong hội Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, thấy được Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí, nhân duyên vãng sinh Tịnh độ thù thắng không gì sánh được, vì vậy mới cảm động, khởi phát lòng tin nơi Tịnh độ.
Học những kinh giáo này và giảng được mấy lần, như Vô Lượng Thọ Kinh, lần lượt giảng độ mười lần, từ kinh đó đã được tỉnh ngộ. Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, học giả nội, ngoại điển, không ai là không tôn trọng, không ai không ngưỡng mộ, không ai không khâm phục, họ làm sao thành công được? Phần cuối Kinh Hoa Nghiêm, phần nhiều là phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, thân cận Phật A Di Đà. Khi nhìn thấy chúng ta mới hạ tâm mình xuống, không những không hoài nghi, cần học theo.
Đọc Di Đà Kinh Yếu Giải mới biết, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thị hiện cho chúng ta là thành tựu niệm Phật. Nếu không nhờ đại sư Ngẫu Ích nhắc nhở, chúng ta đọc Di Đà Kinh mỗi ngày nhưng không phát hiện được. Ngài vừa nhắc nhở, vừa đọc, chúng ta đã thấy thật, không phải giả, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là niệm Phật thành Phật.
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận