Nghe pháp thoại: TĐ:3494- Vì sao phải “nhất môn thâm nhập” ?
TĐ:3494- Vì sao phải “nhất môn thâm nhập” ?
Danh sách phát:[3401~3600]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 380
*Thời gian từ: 00h18:40:28 – 00h31:37:27
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
Vì sao chư vị cổ thánh tiên hiền dạy chúng ta, phải “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu? ” Vì sao không dạy chúng ta đồng thời phải học rộng nghe nhiều, mà muốn chúng ta phải nhất môn thâm nhập? Nhất môn thâm nhập là tu định, chứ không phải tu cái khác, nghĩa là tìm lại chân tâm của chúng ta, sau khi tìm được chân tâm rồi, quý vị mới học rộng nghe nhiều, thì thật là dễ dàng. Long Thọ Bồ Tát tìm lại được chân tâm, Ngài chứng được Sơ Địa, Sơ Địa của Biệt giáo chính là Sơ Trụ của Viên giáo. Ngài có năng lực dùng thời gian ba tháng, thông suốt toàn bộ kinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong suốt 49 năm, đó chính là học rộng nghe nhiều. Được không? Đúng vậy không? Đời nhà Đường ở Trung Quốc, Lục Tổ Huệ Năng đại sư đã chứng minh cho chúng ta, Huệ Năng đại sư không biết chữ, chưa từng đi học, thường ngày Ngài giảng kinh thuyết Pháp, người đời sau đem nó ghi lại, làm thành một quyển sách mang tên là Lục Tổ Đàn Kinh. Trong đó có hành trạng của Ngài, cũng chính là một đoạn lịch sử của Ngài. Sau khi chúng ta xem rồi thấy được, từ khi ngài học Phật cho đến khi thành tựu, hoằng pháp lợi sanh, không thấy Ngài đi nghe giảng kinh ở một giảng đường nào, không có, không thấy ghi lại đều này. Cũng không ghi lại Ngài ở thiền đường nào đó ngồi một cây hương, không thấy ghi lại đều này, vậy những thứ khác thì không cần thiết nói nữa. Duy nhất chỉ ghi lại việc ngài nghe kinh nghe pháp, đó là lần Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn gọi Ngài vào phương trượng lúc canh ba. Ở phòng Phương Trượng, Ngũ Tổ giảng đại ý Kinh Kim Cang cho một mình ngài nghe, chắc cũng phải giảng được một phần tư, giảng đến câu: “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” Ngài hoát nhiên khai ngộ. Sau khi khai ngộ rồi thì không cần giảng nữa, Ngài đã hoàn toàn hiểu rõ.
Pháp Đạt tụng kinh Pháp Hoa mười năm liền, tụng kinh Pháp Hoa hơn ba ngàn biến. Phân lượng của kinh Pháp Hoa rất lớn, mỗi ngày chỉ có thể tụng một bộ, hơn ba ngàn bộ là mười năm. Không biết nghĩa lí của kinh Pháp Hoa, đến chùa Nam Hoa diện kiến Lục Tổ, trong lúc lễ bái đầu không chạm đất, Lục Tổ nhìn thấy rất rõ, đợi ông ta đứng dậy liền hỏi: “ông có chỗ nào đáng để kiêu ngạo, mà lúc lễ lạy đầu ông không chạm đất, tâm ông ngạo mạn, có cái gì đáng để kiêu ngạo?” Pháp Đạt liền nói, đã đọc hơn ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Lục Tổ hỏi đại ý của kinh Pháp Hoa, thì ông ta không trả lời được, ông ta quay lại thỉnh giáo với Lục Tổ. Lục Tổ nói kinh này ta chưa nghe qua, ngươi tụng hơn ba ngàn lần chác phải thuộc lòng rồi, ngươi tụng một đoạn ta nghe xem. Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, ông ta đọc đến phẩm thứ hai, Lục Tổ nói: được rồi, đừng đọc nữa, ta hiểu rồi. Lục Tổ bèn giảng đại ý kinh Pháp Hoa cho ông ta, ông ta liền khai Ngộ, lúc này lạy thì đầu sát đất rồi. Trong Lục Tổ Đàn Kinh đã ghi lại như vậy. Vì vậy chúng ta đã rõ, Long Thọ Bồ Tát làm thế nào với thời gian ba tháng, mà thông hiểu toàn bộ những gì đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trong 49 năm, chẳng phải là ý này hay sao? Một bộ kinh cần phải xem bao nhiêu? Xem hai, ba trang là được rồi, không cần xem từ đầu đến cuối, đâu cần phiền phức như vậy. Bộ kinh này nói gì ngươi đọc cho ta nghe, đọc vài câu thì toàn bộ đã rõ ràng rồi không cần phải đcọ nữa. Đại Tạng Kinh ba tháng có thể hiểu hết không. Được, không vấn đề gì. Đây là gì? Là học rộng nghe nhiều. Tổ sư dạy chúng ta, ân đức đó không biết lớn dường nào, không phải hạn chế quý vị, mà khiến quý vị có đầy đủ năng lực để giác ngộ, sau đó quý vị mới xem, vừa xem là hiểu rõ. Không có năng lực này thì không thể học rộng nghe nhiều được. Vì sao vậy? Vì những thứ học rộng nghe nhiều của quý vị là tri thức, chứ không phải trí huệ. Người thời nay nói tri thức, tri thức không có tác dụng, tri thức là rất hạn hẹp, mà còn để lại di chứng về sau. Trí huệ không như vậy, trí huệ có thể giải quyết tất cả vấn đề, mà không để lại di chứng về sau. Trí huệ từ đâu mà có? Từ giới định mà có.
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận