Nghe pháp thoại: TĐ:3450- Học Tịnh Độ – tu Tịnh Độ , mục tiêu là gì ?
TĐ:3450- Học Tịnh Độ – tu Tịnh Độ , mục tiêu là gì ?
Danh sách phát:[3401~3600]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 349
*Thời gian từ: 01h06:58:17 – 01h21:23:02
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
Lại nữa, Vãng Sanh Luận nói: ba loại thành tựu nguyện tâm trang nghiêm cần phải biết, nói đơn giản vào một câu pháp, một câu pháp là một câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh là trí huệ chân thật, pháp thân vô vi vậy.
Ba loại thành tựu chính là ba loại trang nghiêm sẽ nói ở sau đây. Thầy giáo thành tựu rồi, thầy giáo ở Thế giới Cực Lạc là A Di Đà Phật; học sinh thành tựu rồi, chúng sanh trong mười phương thế giới vãng sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc đều là ngưỡng mộ Phật A Di Đà, đều là biết về Thế giới Cực Lạc. Mục đích đến đó là gì? Đến để thành Phật, thật muốn giống với Phật A Di Đà vậy. Trí huệ, thần thông, đạo lực, quang minh, tướng tốt, lợi ích chúng sanh, tất cả đều tương đồng với Phật A Di Đà. Nguyện tâm như vậy. Lược nói nhập một câu pháp, là câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh chính là trí huệ chân thật, pháp thân vô vi. Trên thực tế, câu thanh tịnh này chính là Nam mô A Di Đà Phật, là biết một tên thanh tịnh, thể là pháp thân chân thật, quảng nhiếp quốc độ, Phật, Bồ Tát ba loại trang nghiêm.
Niệm Lão chú giải trong Kinh Vô Lượng Thọ, trích dẫn đoạn văn này nhiều lần, làm cho chúng ta ấn tượng rất sâu sắc đối với mấy câu này. Cho nên chúng ta học Tịnh Độ, tu Tịnh Độ lấy gì làm mục tiêu? Chính là tâm thanh tịnh nói trong đề kinh. Đó là mục tiêu đầu tiên. Sau khi đạt được tâm thanh tịnh rồi, lại hướng lên trên tu thêm tâm bình đẳng. Tâm thanh tịnh là cảnh giới A La hán, không còn chấp trước đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, tâm liền được thanh tịnh. Trong thế gian này tùy duyên, mọi thứ không có gì là không tốt. Thực sự quí vị nhìn thấy rồi, quí vị thể hội được rồi, quí vị khế nhập đến cảnh giới như vậy. Là cảnh giới gì? ai ai cũng là người tốt, mọi việc đều là việc tốt, cảnh giới tâm thanh tịnh. Đối với muôn sự muôn pháp trong thế xuất thế gian này, chắc chắn không có tham sân si. Vô tham vô sân vô si, ba thiện căn hiện tiền, vẫn còn tham sân si, vẫn còn tự tư, tự lợi, vẫn còn danh văn lợi dưỡng, không được! quí vị không phải đang tu tịnh nghiệp, quí vị đang tạo luân hồi sáu nẻo. Tự tư tự lợi, đúng sai ta người, tham sân si mạn, đó là tâm luân hồi. Tâm luân hồi bất luận tu cái gì cũng là nghiệp luân hồi. Niệm A Di Đà Phật cũng là nghiệp luân hồi.
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận