Nghe pháp thoại: TĐ:3075- Ý nghĩa chân thật của “Quán Đảnh”
TĐ:3075- Ý nghĩa chân thật của “Quán Đảnh”
Danh sách phát:[3001~3200]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 110
*Thời gian từ: 01h05:40:29 – 01h11:05:25
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
Trong Phật pháp, dùng chuyện này làm tỷ dụ: “Kim Như Lai pháp Vương, diệc phục như thị, vị linh Phật chủng bất đoạn cố, dĩ cam lộ pháp thủy nhi quán Phật tử chi đảnh. Tùng thử dĩ hậu, nhất thiết thánh chúng hàm sở kính ngưỡng, diệc tri thử nhân tất cánh bất thoái ư Vô Thượng Bồ Đề, định thiệu Như Lai Pháp Vương chi vị. Dĩ thượng tựu hành nhân Sơ Vị nhi thích” (Nay đấng Như Lai Pháp Vương cũng giống như thế, vì muốn cho dòng dõi Phật chẳng đoạn, nên dùng nước cam lộ rưới lên đỉnh đầu Phật tử. Từ nay trở đi, hết thảy thánh chúng đều cùng kính ngưỡng, và cũng biết người ấy rốt ráo chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề, chắc chắn nối ngôi vị Như Lai Pháp Vương. Trên đây là lời giải thích về Sơ Vị [Quán Đảnh] của hành nhân). Đây là Thọ Ký Quán Đảnh, người ấy đã thành Phật hay chưa? Chưa thành Phật, nhưng ta biết người ấy tu hành thật sự chẳng thoái chuyển, tương lai nhất định thành Phật. Đó là đức Phật thọ ký cho người học, nên gọi là Sơ Vị. Đức Phật quán đảnh có cần dùng đến nước hay không? Vẫn dùng, nhằm biểu trưng pháp, quý vị phải biết điều đó. Phật pháp trọng thực chất, chẳng coi trọng hình thức, nhưng cần phải có hình thức ấy để biểu diễn cho đại chúng xem, hy vọng đại chúng nhìn vào hình thức ấy, chớ quên ý nghĩa thật sự của việc Quán Đảnh. Quán (灌) nghĩa là gì? Nghĩa là truyền trao. Thầy giảng đạo lý tu hành cho quý vị nghe, quý vị đã hiểu rõ, giác ngộ, đó là Quán Đảnh, quán nhập! Giảng cho quý vị nghe, nhưng quý vị nghe chẳng hiểu rõ, nghe chẳng thông suốt, tức là tuy quán nhưng chẳng lọt vào [tâm của hành nhân] được. Chuyện là như vậy đó. Quý vị thật sự nghe hiểu, sau khi nghe hiểu, y giáo phụng hành, đạt được lợi ích; cho nên là Sơ Quán. Do điều này, chúng ta phải hiểu: Hình thức chẳng trọng yếu, có hình thức hay không đều chẳng sao! Chúng ta cầu Phật quán đảnh cho chúng ta, có cầu được hay không? Có thể! Có quán nhập hay chăng? Tùy thuộc cá nhân! Cách cầu như thế nào? Quý vị niệm kinh Vô Lượng Thọ từ đầu đến cuối một lượt, tức là được mười phương Như Lai quán đảnh cho quý vị một lần. Quý vị niệm một lần, thật sự thấu hiểu, thật sự minh bạch, y giáo phụng hành, tức là đã quán nhập. Mỗi ngày niệm hai lần là được quán đảnh hai lần, mỗi ngày niệm mười lần là được quán đảnh mười lần. Đó là Chân Quán Đảnh, chẳng giả. Tuy chẳng có hình thức, nhưng thật sự được truyền thụ. Mười phương ba đời hết thảy Như Lai đều y theo phương pháp trong bộ kinh này để tu hành chứng quả, và cũng nương theo phương pháp ấy để giáo hóa hết thảy chúng sanh, khiến cho hết thảy chúng sanh thành tựu giống như Phật. Đó gọi là Đại Quán Đảnh, Chân Quán Đảnh, quý vị nhất định phải hiểu đạo lý này. Từ đầu đến cuối bộ sách này, từng câu từng chữ đều đáng gọi là “cam lộ pháp thủy”, hãy thật sự y giáo phụng hành. Quý vị thấy từ nay trở đi, “nhất thiết thánh chúng hàm sở kính ngưỡng, diệc tri thử nhân tất cánh bất thoái ư Vô Thượng Bồ Đề” (hết thảy thánh chúng đều cùng kính ngưỡng, cũng biết người ấy rốt ráo chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề), tương lai vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhất định chứng đắc “Như Lai Pháp Vương chi vị” (địa vị Pháp Vương của Như Lai), khẳng định! Đó là ý nghĩa Quán Đảnh trong Phật pháp, dùng chuyện này để biểu thị pháp.
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận