Nghe pháp thoại: TĐ:297-không chấp trước mới có thể “hằng thuận chúng sinh”
TĐ:297-không chấp trước mới có thể “hằng thuận chúng sinh”
Danh sách phát
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 166
Thời gian từ: 00h48:38:05 – 00h52:21:20
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
Nguồn Hoa Ngữ:
Trong lục đạo mà xả thân thọ thân, chính là nó khởi tác dụng, vô minh này khởi tác dụng, cho nên họ không phải là trầm không trệ tịch, không phải vô tưởng định trong tứ thiền, cũng không phải tứ không thiên trong lục đạo, không phải, khác với điều này, tâm của họ là tâm giác, họ không mê. Cho nên “tâm tâm khế ư chân như pháp nhất”. Chữ nhất này cô cùng quan trọng. Chữ “nhất” này chính là “nhất chân”, chữ “nhất” này là tự tánh. Trong Phật Pháp nói tự tánh, bản tánh, pháp tánh, chân như, danh xưng rất nhiều, đều là một ý nghĩa. Một sự việc Phật nói nhiều danh từ như vậy, chính là dạy chúng ta không nên chấp trước tướng danh tự, tướng danh tự là giả, vừa chấp trước là sai rồi. Phật Pháp đáng sợ nhất là chấp trước. Chấp trước chính là lục đạo, nguyên nhân thực sự của lục đạo, chấp trước chưa buông bỏ được, quí vị sẽ không ra khỏi lục đạo. Phân biệt chưa buông bỏ được, quí vị sẽ không ra khỏi thập pháp giới. Cho nên sự việc này không thể không hiểu biết. Chúng ta làm sự việc gì chớ chấp trước. Không chấp trước mới có thể hằng thuận chúng sanh. Sự việc này làm, làm như thế này cũng tốt, làm như thế kia cũng tốt, không có gì là không tốt. Chúng ta phải kiên trì như thế nào đó là sai rồi, không cần thiết phải kiên trì. Nếu như thực sự kiên trì thì kiên trì một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Vậy là quí vị đúng rồi, nhất định vãng sanh. Trong pháp thế gian bất cứ một pháp nào quí vị phải kiên trì thì quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi, tăng trưởng ngã chấp. Cửa này thật không dễ dàng đột phá được. Cửa đầu tiên đột phá rồi, thì sẽ dễ dàng, sau đó sẽ dễ dàng. Cửa đầu tiên là khó phá nhất.
“Niệm niệm lưu nhập Như Lai giác hải”, đây là nói Như Lai giác hải, là danh từ trong giáo lý Đại thừa, từ tiếng Phạn mà phiên dịch qua, cũng dịch là tánh hải, tự tánh, tánh hải. Ở trong kinh Phật có rất nhiều ví dụ. Biển ví dụ cho sâu, ví dụ cho rộng, lấy ý nghĩa này. Đại giác của Như Lai, đây là tự tánh giác, giống như biển vậy.
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận