Nghe pháp thoại: TĐ:2818-Thai giáo (dạy con từ trong thai) và 1000 ngày đầu
TĐ:2818-Thai giáo (dạy con từ trong thai) và 1000 ngày đầu
Danh sách phát:[2801~3000]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 063
*Thời gian từ: 00h30:08:03 – 00h43:42:09
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
Học Phật phải học từ đâu? Quan trọng ở cội rễ, chẳng thể không có cội rễ! Rễ là gì? Rễ là giới luật. Ngày nay Phật giáo suy thoái, suy thoái đến mức như không có, quí vị nghĩ xem có đáng thương chăng! Người Phật tử tại gia không thực hành được Thập Thiện Nghiệp, người xuất gia không thực hành được Sa Di Luật Nghi. Thập Thiện Nghiệp Đạo và Sa Di Luật Nghi, là nền tảng của giới luật, không làm được điều này thì chẳng có những thứ khác, giống như rễ của cây đại thụ, rễ không có lấy đâu ra thân cây? Lấy đâu ra cành lá? Chúng ta thấy ngày xưa, người tu hành đời này sang đời khác, bất luật tại gia hay xuất gia đều thật sự thành tựu. Ngày nay không thấy những sự thành tựu này nữa. Chúng ta quan sát và suy nghĩ kỹ, họ không có cội rễ, cội rễ ngày xưa, từ nhỏ đã vun trồng. Nếu thật sự hiểu được nền văn hóa truyền thống ngày xưa, sẽ biết được, trên thế giới không tìm thấy nền văn minh cổ thứ hai.
Người xưa hiểu về nền giáo dục, mấy ngàn năm lịch sử không gì khác ngoài việc giáo dục. Làm tốt việc giáo dục này rồi, thì tất cả mọi vấn đề đều giải quyết được. Nghĩa là dạy người ta nên người, ai ai cũng là người tốt, chế độ nào cũng chẳng sao, chế độ không tốt nhưng người tốt vẫn làm việc tốt, chế độ tốt nhưng người không tốt vẫn có tệ nạn. Phương pháp dạy của người xưa như thế nào? Dạy từ khi người mẹ mang thai, gọi là thai giáo, trên thế giới không có.
Người phương tây dùng thuật thội miên, thôi miên một người bảo họ trở lại, trở lại thời còn nhỏ, bấy giờ ba tuổi, hai tuổi, một tuổi, ở trong tử cung của người mẹ như thế nào, bảo họ nói ra, họ đều nói được. Như thế mới phát hiện ra, thai nhi trong bụng mẹ đã có tri giác, có cảm thọ rồi, chẳng phải nó không biết gì, nó biết hết, đầu óc vô cùng tỉnh táo. Tư tưởng và động tác của người mẹ, ảnh hưởng đến thai nhi, nó cảm nhận được, cho nên người xưa nói bắt đầu từ thai giáo. Đứa trẻ chào đời, người thầy đầu tiên của nó là ai? Là người mẹ, người mẹ dạy điều gì? Dạy Đệ Tử Quy, không phải dạy đứa trẻ học, mà người mẹ thực hành Đệ Tử Quy cho đứa bé xem. Đứa trẻ chào đời, mở mắt ra, vểnh lỗ tai lên, nó biết nhìn, biết nghe, nó bắt đầu học đấy. Cho nên trong 1000 ngày từ khi chào đời đến năm lên ba tuổi, gọi là cội rễ giáo dục, mầm mống được gieo xuống như vậy đấy. 3 tuổi 1000 ngày này, phàm những điều không đúng không được cho nó thấy, không được để nó nhìn thấy, nghe thấy, những điều tà ác đều không thể được, không được để nó tiếp xúc. Người mẹ phải trông coi kỹ, những điều nó nhìn thấy, nghe thấy đều là chánh, đều là thuần chánh, nó được nuôi dưỡng trưởng thành như vậy. Ngạn ngữ TQ có câu: “tam tuế khán bát niên”, sự giáo dục trong ba tuổi này đến 80 tuổi cũng không thay đổi, nền tảng đó thâm sâu và ổn định biết bao. Năm lên 6 lên 7 bắt đầu đi học, học trường tư thục, thầy giáo làm gương cho nó xem. Cha mẹ làm được, thầy giáo làm được, lòng tin của nó kiên cố, chẳng những thầy giáo thực hành cho nó thấy, mà đem đạo lý vì sao phải làm như vậy giảng giải cho nó nghe, từ từ nó sẽ hiểu được, đây là cội rễ giáo dục, ngày nay không còn nữa. Quí vị nghĩ thử xem, cội rễ giáo dục này bị mất ít nhất cũng một trăm năm, một thế kỷ rồi, từ bốn đến năm đời rồi. Bây giờ muốn phục hồi trở lại chắc chắn khó khăn, nhưng phục hồi được chứ chẳng phải không được, tình tiết của nền văn hóa truyền thống rất sâu. Ngày xưa ở Thang Trì chúng tôi làm chưa đến một năm, hiệu quả rõ ràng, điều này chứng minh, tình tiết nền văn hóa truyền thống rất sâu, con người có tâm lành, chỉ do không có người dạy họ, không ai hướng dẫn cho họ, vừa dạy vừa hướng dẫn, lập tức phục hồi trở lại được ngay. Cứu được xã hội ngày nay, hóa giải nguy cơ xung đột, thật sự phải nương vào nền văn hóa truyền thống xưa, cũng có nghĩa là nương vào nền giáo dục cội rễ. Giáo dục cội rễ có ba điều, quí vị cần nên biết,
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận