Nghe pháp thoại: TĐ:2626 – Nghe được danh hiệu Phật, rốt ráo đều được độ
TĐ:2626 – Nghe được danh hiệu Phật, rốt ráo đều được độ
Danh sách phát
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 543
Thời gian từ: 01h41:12:27 – 01h51:04:27
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 – MP4 & DivX
Nguồn Hoa Ngữ:
Di Đà Yếu Giải nói, Ngẫu Ích đại sư nói: “Bất luận chí tâm hay tán tâm, có tâm hay vô tâm, hiểu hoặc không hiểu, nhưng danh hiệu Phật A Di Đà, hoặc danh hiệu chư Phật ở 6 phương, tên bộ kinh này lọt qua tai. Giả thử đến ngàn vạn kiếp sau cũng sẽ nhân đó mà được độ thoát”, quý vị xem ý này. Ngẫu Ích đại sư là bậc tái sanh, không phải người thường. Ở sau Di Đà Yếu Giải có một đoạn lời bạt, nói rõ Yếu Giải này chỉ viết trong 9 ngày.
Ấn Quang đại sư hết sức khen ngợi quyển này bảo: “Cho dù có cổ Phật tái sanh viết chú giải cho Kinh A Di Đà, cũng không thể hay hơn được”. Lời khen này quá tuyệt vời! Lời tán thán này gần như nói, chính đức A Di Đà đã đích thân viết lời chú giải. Rất nhiều người xem lời khen của Ấn Quang đại sư, thì sinh ra hoài nghi. Tôi cũng đã gặp, là đại hòa thượng, lão hòa thượng từng giảng kinh thuyết pháp, hỏi tôi: Ấn Quang tổ sư nói câu đó có phải hơi quá? Tôi trả lời: chẳng quá chút nào, tổ sư nói vừa đúng, thật chứ không dối, chúng ta phải tin.
Ngài nói bất luận chí tâm hay tán tâm. Chí tâm chính là chuyên tâm không có tạp niệm, tán tâm chính là tạp niệm. Hữu tâm hoặc vô tâm, hữu tâm chính là cầu sinh tịnh độ, vô tâm chính là người ta niệm thì niệm theo. Hoặc là hiểu, hoặc là không hiểu, là hiểu được kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ. Hoặc là kẻ chẳng hề tin Phật, chưa đọc kinh cũng chẳng nghe giảng, thấy người niệm thì niệm theo 1, 2 câu. Nhưng chỉ niệm một danh hiệu A Di Đà, hoặc Nam Mô A Di Đà Phật, bất kể tin hay không tin, hữu tâm hay vô tâm. Hoặc danh hiệu Phật ở 6 phương, hoặc Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, Tỳ Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật. Bất luận danh hiệu Phật nào, chỉ cần là niệm danh hiệu Phật. Hoặc đọc tên một quyển kinh, Kinh A Di Đà, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Chỉ cần là tên một quyển kinh Phật, đã qua tai, nghe được rồi, thì giả sử ngàn vạn kiếp sau, hễ gặp duyên sẽ nhờ đó mà được độ thoát.
Vì sao vậy? Đó chính là nhờ thiện căn của người ấy. Đấy là gieo hạt giống Phật vào trong A lại gia thức, hạt giống Tam bảo Phật Pháp Tăng, là Tam bảo. Danh hiệu của Bồ Tát là Tăng bảo. Người đó nghe Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát thì trong A lại gia thức đã có danh hiệu Bồ Tát là Tăng bảo. Hạt giống này vĩnh viễn không mất đi, dù ngàn vạn kiếp sau cũng vẫn tồn tại. Khi có duyên gặp Tăng bảo thì hạt giống này sẽ hiện hành, sẽ khởi tác dụng, người đó sẽ tin, sẽ chịu thâm nhập. …
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận