Nghe pháp thoại: TĐ:1147- Đem đối tượng ái dục chuyển đổi
TĐ:1147-Đem đối tượng ái dục chuyển đổi
Danh sách phát:[1101~1200]
Danh sách phát:[0901~1100]
Danh sách phát:[701~900]
Danh sách phát:[501~700]
Danh sách phát:[301~500]
Danh sách phát:[001~300]
Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 535
Thời gian từ: 01h42m13s23 – 01h48m20s07
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
{Có thể chặn quảng cáo video – ngay cả trên Facebook và YouTube}
Bởi thế phải biết coi nhẹ, phải có tiết chế đối với hai chữ ái dục này, không được phóng túng, nhất định phải giữ vững thanh tịnh bình đẳng giác, đây là điều kiện vãng sanh quan trọng nhất.
Trong kinh Phật nói rất nhiều: “tâm tịnh tức cõi Phật tịnh”, cần phải hiểu câu nói này. Thế giới Cực Lạc là Tịnh độ, Tịnh độ từ đâu? Tâm thanh tịnh biến hiện ra. Tâm chúng ta nhiễm ô, dù niệm Phật tốt đến đâu, một ngày mười vạn danh hiệu Phật cũng không thể vãng sanh, vì sao vậy? Vì tâm không thanh tịnh, không thể tương ưng với Tịnh độ. Bởi thế Phật hiệu, kinh này nói rất rõ ràng: Lúc lâm mạng chung, từ một niệm đến mười niệm đều có thể vãng sanh, nhưng họ đầy đủ điều kiện gì? Tâm họ thanh tịnh. Trước đó không thanh tịnh không sao, tạo ra rất nhiều ác nghiệp, nhưng thật sự sám hối, thật sự buông bỏ. Người khác không biết không sao, bản thân quý vị biết, thật sự thanh tịnh, thật sự vãng sanh, nhất niệm liền có thể vãng sanh, nhất niệm này tương ưng. Gọi là nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, đạo lý chính là như vậy.
Chúng ta phải chuyển đổi ái dục, yêu Phật A Di Đà, có dục vọng đối với thế giới Cực Lạc, như vậy là tốt. Ta yêu Đức Phật A Di Đà, ta muốn đến thế giới Cực Lạc, ý niệm này vừa thay đổi là thành công. Đây là gì? Đây gọi là đới nghiệp vãng sanh. Thật sự có thể đi, nhưng dùng chân tâm, không phải vọng tâm. Nếu chúng ta không thể chuyển đổi đối tượng ái dục, vãng sanh rất khó khăn. Nếu có thể xem Phật A Di Đà là đối tượng đầu tiên, thế giới Cực Lạc là lựa chọn đầu tiên, không có ai không vãng sanh.
Đây chính là trong Kinh Di Đà nói: “chấp trì danh hiệu”, chấp là chấp trước, trì là không mất đi, nắm thật chặt. Chấp trì danh hiệu, người này có thể vãng sanh, sanh vào cõi phàm thánh đồng cư, như vậy là được, đã mãn nguyện. Không nên trèo cao té nặng, tôi đến thế giới Cực Lạc nhất định phải thượng thượng phẩm vãng sanh. Cổ nhân thường nói: Quý vị kỳ vọng là thượng phẩm thượng sanh, nhưng quý vị đạt được nhất định thấp hơn, là trung phẩm. Chúng ta học đại sư Ngẫu Ích, ngài chỉ cần hạ phẩm hạ sanh là đủ, không có mong cầu gì, tâm thanh tịnh, ngược lại phẩm vị vãng sanh lại cao. Trong lòng có dục vọng muốn leo lên thật cao, dục vọng này phá hoại tâm thanh tịnh của quý vị. Có thể khi ta niệm Phật, đến hạ hạ phẩm cũng không đạt được, không bằng thật thà giữ chặt cõi phàm thánh đồng cư. Tôi chỉ cần đến đây là đã mãn nguyện vô cùng. Công phu tự học của quý vị tốt, tự nhiên nâng cao lên, không mong cầu, mong cầu là sai. Tôi cầu chính là cõi đồng cư, biết đâu khi vãng còn hơn thế nữa, rất ổn định.
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận