Nghe pháp thoại: TĐ: 420-Nhất tâm niệm phật , như như bất động
TĐ: 420-Nhất tâm niệm phật , như như bất động
Danh sách phát
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 220
Thời gian từ: 00h01h42:16 – 00h10:46:14
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
“Nhất tâm niệm ta”. Nhất tâm, ở trước có giải thích, là chỉ thực thể chân như của vạn hữu. Trong kinh này nói một cách đơn giản, là niềm tin duy nhất kiên định, không vì tha tâm mà dao động, gọi là nhất tâm. Nhất tâm niệm ta, câu này rất quan trọng.
Hôm qua, có mấy vị cư sĩ từ Đông Bắc đến, trong đó có hai vị nói với tôi. Trước đây họ cũng bị bệnh rất nặng, nhưng không đi khám bác sĩ, cũng không uống thuốc, chỉ niệm rốt ráo một câu Phật hiệu. Các bệnh nặng nhờ vậy đều lành, thân thể rất mạnh khỏe. Năm nay đã 70 tuổi, nhưng thể lực như người trẻ tuổi vậy. Vốn người nhà đều không tin Phật, bây giờ thấy ông có thành tựu như thế, cả gia đình đều tin Phật, mấu chốt không có gì khác ngoài nhất tâm. Có một số người niệm Phật không có cảm ứng, niệm thời gian rất dài nhưng hiệu quả không bao nhiêu, nguyên nhân là gì? Vì niệm Phật tâm tán loạn, không đạt được nhất tâm.
Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta phương pháp niệm Phật: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, đó gọi là nhất tâm niệm Phật. Bình thường chúng ta đã thành thói quen, tâm luôn rong ruỗi bên ngoài. Ý niệm này, mắt tham sắc tướng bên ngoài, tai tham trước âm thanh, sáu căn đều duyên cảnh giới bên ngoài. Đây gọi là tâm tán loạn, ngày nay chúng ta gọi là ý niệm không thể tập trung. Đô nhiếp lục căn, chính là tập trung ý niệm, không hoài nghi, không xen tạp. Đây gọi là nhất tâm, cũng gọi là tịnh niệm. Tương tục là duy trì liên tục không gián đoạn, hiệu quả này rất thù thắng.
Quả thật như những đồng học này nói, họ khai thiên nhãn, thiên nhĩ cũng khai mở, nghĩa là họ có thể nhìn thấy những gì người khác không nhìn thấy. Có một số người đã khai thiên nhĩ, tuy không thấy nhưng họ có thể nghe thấy, đều do nhất tâm. Đại sư La Thập phiên dịch Kinh Di Đà: “Nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo”. Nhất tâm bất loạn là niệm Phật tam muội, tâm không điên đảo là trí tuệ. Thật sự có thể nhìn thấu, có thể buông bỏ, cảm ứng không thể nghĩ bàn, vấn đề là chúng ta có biết hay không?
Câu này quan trọng hơn bất kỳ điều gì, câu này là nguyên văn trong kinh. Ở đây Hoàng Niệm Lão nói với chúng ta: “Duy nhất tín tâm kiên định, không vì tha tâm làm dao động, gọi là nhất tâm”. Tha tâm là vọng tâm, ngày nay chúng ta gọi là chuyên nhất, chuyên tâm nghĩa là nhất tâm. Còn ảnh hưởng bởi cảnh bên ngoài, như vậy không phải nhất tâm, nhất tâm không còn, quả thật phải buông bỏ vạn duyên! … Giáo dục
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận