Nghe pháp thoại: TĐ: 388-Sanh không mang đến, chết không mang đi
TĐ: 388-Sanh không mang đến, chết không mang đi
Danh sách phát
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 209
Thời gian từ: 01h35:34:16 – 01h38:34:01
OneDrive-Download{Audio(pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu)Video(Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Thế gian này thọ mạng của con người rất ngắn. Quí vị hiện tại con trẻ, tuổi tác như tôi đây cảm xúc rất sâu sắc. Các bạn bè cũ năm xưa hai phần ba đã không còn nữa. Con người sống tại thế gian này có ý nghĩa gì? Có gì đáng được lưu luyến nữa? Nói thật lòng thì lưu luyến cũng bằng không thôi. Vì sao vậy? Không mang theo được! Nhất định phải nhìn cho rõ ràng, sanh không mang đến, chết không mang đi. Thực sự nhìn thấu rồi, sống tại thế gian này mong cầu những gì? Ngày nay có thể ăn được no, có thể mặc được ấm, có một ngôi nhà nhỏ có thể che mưa che gió, là đủ rồi. Quí vị còn muốn gì nữa? Quí vị càng muốn thêm nữa, đó là phiền toái, đó là phiền phức, tự tìm phiền phức. Sai rồi! Quí vị xem xem đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, ngay cả đạo tràng cũng không cần. Năm xưa tại thế, Ngài cần một đạo tràng không khó, rất dễ dàng. Quí vị thấy trong số đồ đệ Ngài, trong kinh điển chúng ta có thể nhìn thấy, làm đại quốc vương có 16 người, lẽ nào họ không thể cúng dường được? Trưởng giả phú quý cũng rất nhiều, rất nhiều, đều là đệ tử tại gia quy y với Phật, mà trong nhà mình cũng là vương thất, cho nên kiến lập một đạo tràng rất dễ dàng, Ngài không cần. Vì sao không cần? Đạo tràng là phiền toái, là phiền phức. Quí vị xem Ngài sống cuộc sống đơn giản biết bao. Mỗi ngày khất thực, ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây. Quí vị xem tự tại biết bao. Lúc viên tịch ở trong rừng cây, không phải ở trong nhà, làm cho chúng ta thấy. Đây mới gọi là gì? Triệt để buông bỏ. Giáo dục
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận