Nghe pháp thoại: TĐ:726- Công đức của nhẫn nhục
TĐ:726- Công đức của nhẫn nhục
Danh sách phát:[701~900]
Danh sách phát:[501~700]
Danh sách phát:[301~500]
Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 341
Thời gian từ: 00h39:10:01 – 00h46:35:08
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Nhược sân nhuế bạo nộ, thường sanh phẫn hận, đương dụng nhẫn nhục nhi đối trị chi. Phiền não này thường khởi hiện hành, đối diện với người với sự việc chỉ hơi không vừa ý, liền tức giận, sinh tâm oán hận. Trong kinh Phật thường nói: “nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Một niệm tâm sân nhuế đạt được cái gì? Được chướng ngại vô lượng vô biên. Tâm sân nhuế đọa địa ngục, tâm tham biến thành ngạ quỷ, ngu si là súc sanh. Không trì giới, không thể nhẫn. Đại phước báo quí vị tu bị mất hết, đến cõi a tu la, la sát thôi. Đó không phải là nơi tốt, cho nên phải nhẫn nhục để đối trị.
Người Trung Quốc hiểu sân hận dễ gây tai họa, ngạo mạn, sân hận, đố kị, thường liên kết với nhau. Những thứ này gây họa, trong lịch sử có thể nhìn thấy được, ghi chép rất nhiều.
Quí vị bình tĩnh quan sát hiện nay, ngày nay cũng rất là nhiều, ta thường thường nhìn thấy. Người chết nhà tan, thân bại danh liệt, đều là do nguyên nhân này – không thể nhẫn. Cho nên giáo dục của người xưa, từ lúc bé đã dạy nó nhẫn, dạy nó nhường, không được tranh. Bắt đầu học nhẫn nhường, sau đó nâng cao thêm. Từ nhẫn nhường đến khiêm nhường, khiêm tốn. Cảnh giới cao nhất là lễ nhường, nhường đến cùng, lợi ích vô biên, đó là đức tính. Đức tính đem đến cho qúi vị phước báo. Ngạo mạn, tật đố, sân hận đem đến cho quí vị tai họa. Đó là quả báo địa ngục, sân nhuế đọa địa ngục. Ngạo mạn, tật đố thuộc một phần của sân nhuế. Quí vị nghĩ xem, điều này đáng sợ biết bao. Công danh sự nghiệp của thế gian, tu đạo chứng quả của xuất thế gian đều nhờ “nhẫn”. Không thể nhẫn chắc chắn không thể thành tựu. Nhẫn nhục tiên nhân có thể nhẫn chịu Ca Lợi Vương cắt xẻo thân thể. Nên Ngài thành Phật trước thời hạn. Thị hiện này nói cho chúng ta rằng: công đức nhẫn nhục to lớn biết bao. Có thể giúp Bồ Tát thành Phật trước thời hạn. Cho nên, cho dù chúng ta bị oan ức như thế nào, bị lăng nhục như thế nào cũng phải nhẫn. Nhẫn được thì cửa này quí vị đã thông qua rồi, cảnh giới của quí vị đã đi lên, còn không thể nhẫn, lập tức là đi xuống. Chúng ta muốn đi lên hay là đọa lạc xuống? Ở đây phải dùng trí tuệ để chọn lựa. Không thể làm việc theo cảm tính. Làm việc theo cảm tính đó chính là oán hận báo thù. Quả báo đó ở tam đồ. Làm việc có trí tuệ là nhẫn nhục, không để nó trong lòng, lập tức cảnh giới được nâng cao. Những quả báo này xuất hiện rất là nhanh. Chư Phật, pháp thân Bồ Tát không có việc gì mà không thể nhẫn. Cho nên họ có thể thành Phật làm Tổ. Ví dụ này rất nhiều, rất nhiều. Xung quanh chúng ta thời thời khắc khắc bất cứ nơi nào cũng có thể thấy được. Phải giác ngộ, không thể mê hoặc. Giáo dục
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận