Nghe pháp thoại: TĐ: 396-Phải nhẫn nại chịu đựng với chướng ngại ganh ghét mắng chửi
TĐ: 396-Phải nhẫn nại chịu đựng với chướng ngại ganh ghét mắng chửi
Danh sách phát
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 211
Thời gian từ: 01h23:22:06 – 01h27:54:02
OneDrive-Download{Audio(pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu)Video(Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Ở đây chúng ta thấy, trong kinh văn nói về đại từ đại bi. Chư vị thánh hiền, các bậc tổ sư đại đức, mỗi người đều đầy đủ đại từ đại bi. Người bây giờ tập khí phiền não nặng, không chịu tiếp thu, cho nên trách nhiệm nhân quả tự mình gánh lấy, không thể không biết điều này.
Hộ pháp quả thật không tiếc thân mạng, đối với tất cả pháp, tự mình phải tuân thủ, không sanh tâm hủy báng. Bên ngoài có hủy báng quý vị chăng? Có. Ta cần phải nhẫn nhịn. Trong này còn có chướng ngại của sự đố kỵ, đều không thể tránh khỏi. Đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế cũng như vậy, trong tăng đoàn có lục quần tỳ kheo, những đệ tử không biết nghe lời, những đệ tử phá hoại đạo tràng. Đức Phật đã làm gương cho chúng ta thấy, bên ngoài có lục sư ngoại đạo, vô số đố kỵ chướng ngại. Đối với Phật pháp phê bình có ác ý, thậm chí làm tổn thương đến Đức Phật Thích Ca, nhưng ngài đều nhẫn nhục. Thực tế mà nói, đây đều là giáo dục, đều là phương pháp dạy học. Đức Phật đang diễn kịch, diễn cho chúng ta xem, dạy chúng ta trong mọi lúc mọi nơi, khi gặp những trường hợp này, bản thân phải biết nên ứng phó như thế nào, hóa giải như thế nào. Trong việc hoằng pháp lợi sanh, phải giảm sự tổn thương đến mức độ thấp nhất, đây là Đức Phật dạy chúng ta. Cho nên đối với tất cả, bất luận là có ý hay vô ý hủy báng Tam Bảo, chướng ngại sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, đều đừng để trong tâm. Để gì trong tâm? Để Phật A Di Đà là đủ, không có oán hận. Nhất định phải nghĩ đến điều trong kinh điển đại thừa nói: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Họ cũng là Phật, hiện tại nhất thời hồ đồ, làm sai việc, họ sẽ giác ngộ. Nhưng sự hồ đồ này, tạo tác này đương nhiên có nhân quả. Nhân quả của ai tự người đó lãnh lấy. Chư Phật Bồ Tát thấy vậy rất đau lòng, làm sai phải chịu sự trừng phạt của nhân quả. Phật Bồ Tát không hề có ý trừng phạt nào, đây mới gọi là “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Cho nên nguyện này rất quan trọng, niệm này rất quan trọng. Giáo dục
tinh do phap am,phap am tinh do,tịnh độ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,nam mô a di đà phật,buddhism,buddha,buddhist,loi phat day
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Để lại một bình luận